Những trường hợp lấy tủy khi bọc răng sứ?

Bạn có nhu cầu bọc răng sứ thẩm mỹ? bọc răng có bền không? Bạn đã từng nghe đến thông tin bọc răng sứ thì cần phải lấy tủy, một số nới lại bảo không cần lấy tủy? bạn đang rất băn khoăn không biết bọc răng sứ có phải lấy tủy không? Bọc răng sứ khi nào thì cần phải lấy tủy? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.



Làm răng sứ có nên lấy tủy không?
Làm răng sứ có nên lấy tủy không?


Làm răng sứ có nên lấy tủy không? 


Phục hình răng sứ không nhất thiết cần phải lấy tủy răng bởi kỹ thuật này không có sự xâm lấn đến phần tủy bên trong răng. Lấy tủy bọc răng sứ có được áp dụng hay không sẽ tùy thuộc vào mức độ và tình trạng răng miệng của bạn. Không phải nhất thiết cứ bọc sứ là cần lấy tủy mà thường chỉ khi tủy bị viêm mới cần được điều trị trước. 

Làm răng sứ là cách bảo vệ cho cùi răng thật nhưng sau khi lấy tủy thì độ cứng của răng cũng kém đi, do đó ban nên chú ý khi ăn nhai, tránh tác động quá mạnh đến răng. Việc xác định lấy tủy bọc răng sứ sẽ được bác sỹ chỉ định sau khi có sự thăm khám cụ thể, thậm chí sẽ cần chụp X quang để xác định chính xác. 

>>Xem thêm: có nên bọc răng sứ không


Những trường hợp lấy tủy khi bọc răng sứ? 


Làm răng sứ có nên lấy tủy không trong những trường hợp sau: 


Trường hợp răng lệch lạc 


Khi bọc sứ cho răng lệch lạc quá nhiều, bác sĩ phải mài chỉnh trục chiếc răng lệch đó để chỉnh cho răng được thẳng đều, giúp cải thiện thẩm mỹ đồng thời giúp điều chỉnh được khớp cắn tốt hơn, làm cho quá trình ăn nhai tốt hơn, quá trình mài chỉnh trục răng này có thể dẫn đến ở một số mặt răng phải mài nhiều, ảnh hưởng đến tủy răng phía trong, để tránh tình trạng đau nhức sau khi bọc răng sứ thì nha sĩ phải chủ động lấy tủy. Để tránh tình trạng răng bị yếu do lấy tủy, nha sĩ sẽ đặt vào trong ống tủy 1 chiếc chốt bằng titanium hoặc bằng thạch anh để tăng độ cứng. 


Trường hợp răng hô, vẩu nhiều 


Cũng như bọc răng sứ cho răng lệch lạc khấp khểnh, bọc răng sứ cho răng hô cũng sẽ phải lấy tủy nếu muốn chữa hết hô, vì trong quá trình mài răng, nha sĩ sẽ phải mài mặt ngoài chiếc răng nhiều hơn, sẽ ảnh hưởng đến tủy răng và sẽ phải lấy tủy để tránh viêm nhiễm và đau nhức về sau. 


Răng bị sâu dẫn đến viêm tủy 


Răng bị sâu sẽ dần làm mất đi các tổ chức răng, các mô răng sẽ bị phá hủy dần. Nếu tình trạng răng sâu không được điều trị kịp thời thì vi khuẩn gây sâu răng sẽ tấn công đến tủy và gây viêm tủy, dẫn đến tình trạng kích ứng, đau nhức dữ dội. 

Tủy một khi bị viêm mà không được điều trị sẽ dẫn tới áp xe ổ xương răng, rụng răng, tác động lên các răng kế cận cần phải được triệt tủy răng sớm 


Răng bị chấn thương nặng 


Các chấn thương răng như vỡ, mẻ ở mức độ lớn rất có thể tác động sâu đến tủy khi phần ngà răng bảo vệ đã mất đi. Trong trường hợp này, muốn bọc sứ thì nhất thiết phải điều trị tủy triệt để trước. 

Làm răng sứ có nên lấy tủy không là phương pháp phục hình lại răng bị hư tổn như răng sứt mẻ, bể vỡ, răng nhiễm màu, răng sâu, hô móm nhẹ… bằng việc mài nhỏ lớp men răng ngoài cùng để tạo thành cùi răng và sử dụng mão răng sứ chụp lại hoàn toàn bên ngoài cùi răng, giúp bạn có được chiếc răng mới bền chắc, ăn nhai tốt hơn.


Bài viết được trích nguồn tại: https://dvtaytrangrang.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.BìnhThạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: 08 3803 0578 

TG: VT

Đăng nhận xét

[blogger]

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget