Chữa nấm miệng bằng dân gian như thế nào?

Khi bị nhiệt miệng có nhiều cách chữa trị khác nhau nhưng các bạn có thể dùng các bài thuốc dân gian để đảm bảo an toàn sức khỏe bé. Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ cách chăm sóc và điều trị nhiệt miệng cho trẻ theo phương pháp dân gian dưới đây, mời mọi người cùng tham khảo nhé. Hãy cùng  tham khảo cách chăm sóc trẻ bị nhiệt miệng lưỡi chuẩn nhất dưới đây giúp bé mau khỏi bệnh nhé.


Phương pháp chữa nấm miệng bằng dân gian
Phương pháp chữa nấm miệng bằng dân gian

Chữa nấm miệng bằng dân gian như thế nào?

Đối với trẻ nhỏ

- Điều lưu ý đầu tiên đó là tuyệt đối không cạy những đốm trắng trên lưỡi của trẻ. Nếu bạn cạy các đốm trắng này sẽ dễ bị chảy máu, tạo điều kiện cho nấm miệng lây lân mạnh hơn trong vòm miệng. 

- Ở trẻ nhỏ, nếu cha mẹ chưa thể đưa con trẻ đến bệnh viện để khám và chữa trị thì hãy cho trẻ súc miệng bằng nước muối tại nhà. Mỗi ngày nên cho bé súc 3-4 lần bằng nước muối sinh lý 0,9%. Nước muối có khả năng kháng khuẩn, chống lại tình trạng viêm. 

- Hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt, bánh kéo, uống nước ngọt vào buổi tối, không bôi mật ong hay nước chanh lên các đốm trắng trên lưỡi trẻ. Ngoài cách chữa nấm miệng bằng dân gian cho trẻ nhỏ trên, tốt nhất ba mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ đến trung tâm y tế.

Đối với người lớn

- Giấm táo: Trong giấm rượu táo chứa nhiều vitamin giúp tăng cường hệ miễn dịch và các chất kháng khuẩn giúp các vết loét trên miệng nhanh lành và không lây lan.

- Sữa chua không đường: Có thể áp dụng cho cả trẻ nhỏ, giúp loại bỏ các vết loét nhiễm trùng trong miệng. Ăn chậm sữa chua, ngậm trong miệng ít nhất 30 giây, các vi khuẩn có ích trong sữa chua sẽ liên kết đánh bại nấm miệng. 

Tuy nhiên, cần lưu ý là trong thời gian trị bệnh, bạn tuyệt đối không được ăn sữa chua có đường và các sản phẩm có chứa nấm men vì chúng sẽ thúc đẩy sự phát triển của nấm candida nhanh chóng. Đồng thời, bạn nên uống nhiều nước và ăn nhiều trái cây tươi để tăng sức đề kháng.

- Tỏi, hành tây: Để phòng và chữa trị nấm miệng, bạn cần bổ sung nhiều tỏi, hành tây vào các món ăn hàng ngày. Chất kháng nấm trong tỏi, hành tây sẽ loại bỏ hoàn toàn nấm miệng. 

- Dầu đinh hương: Các loại tinh dầu có khả năng chống nhiễm khuẩn cao, chỉ cần thêm vài giọt tinh dầu vào kem đánh răng, khi đánh răng nhẹ nhàng dùng hỗn hợp chà lưỡi là được. Hoặc pha dầu vào nước ấm để súc miệng thường xuyên 3-4 lần/ngày cũng có tác dụng rất hiệu quả. Bạn cũng có thể dùng thuốc Natri Bicarbonat súc miệng thay nước muối.

Phòng tránh bệnh nấm miệng

Ngoài những cách chữa nấm miệng bằng dân gian ở trên, tốt nhất bạn nên đến nha khoa để được khám và điều trị dứt điểm. Bên cạnh đó, để tránh cho bệnh tái phát lại, hãy lưu ý những điều sau:

- Chăm sóc vệ sinh răng miệng thường xuyên, đảm bảo ở trẻ nhỏ nên thực hiện các biện pháp làm sạch khoang miệng với nước muối ấm thức xuyên, không để vi khuẩn phát sinh trong miệng trẻ.

- Hạn chế không ăn các thực phẩm chứa nhiều đường, men bởi có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

- Gặp nha sĩ định kì để kiểm tra và phát hiện kịp thời những bất thường của răng miệng nếu thường xuyên đeo răng giả.

- Súc miệng thường xuyên với các loại nước chuyên dụng để ngăn ngừa khuẩn nấm phát triển.

Nấm miệng là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh khi hệ thống miễn dịch của trẻ vẫn còn yếu. Khi thấy những biểu hiện của nấm miệng, bạn cần điều trị càng sớm càng tốt để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập, lây lan diện rộng

Bài viết được trích nguồn tại: https://phauthuatdieutrihamho.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.BìnhThạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: 08 3803 0578 

TG: VT

Đăng nhận xét

[blogger]

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget